Home Tin Tức Thực Phẩm Tại sao tôm càng đỏ bị cấm bán? Lý do tôm càng đỏ bị cấm?

Tại sao tôm càng đỏ bị cấm bán? Lý do tôm càng đỏ bị cấm?

by Trọng Lee

Tôm càng đỏ có ăn được không và tôm càng đỏ vì sao bị cấm nuôi. Loại tôm này ở Việt Nam dạo gần đây khá nhiều người chưa biết đến nhưng ở các nước đây lại là món ăn được ưa chuộng.

Theo Wikipedia, tôm hùm nước ngọt (Danh pháp khoa học: Procambarus clarkii) thuộc nhóm tôm hùm đất có nguồn gốc từ Đông Nam Hoa Kỳ và còn được tìm thấy trên các châu lục khác, nơi mà nó gây ra một dịch hại xâm lấn nghiêm trọng. Chúng phân bố tự nhiên ở Bắc Mỹ, là một trong 500 loại Tôm hùm đất (crawfish) và có đời sống như cua đồng, con cáy. Chúng được nuôi để lấy thịt tôm hùm đất.

Loại tôm này có rất nhiều tên gọi khác nhau như tôm đầm lầy đỏ hay tôm càng đầm lầy đỏ hay tôm Louisiana hay tôm hùm Louisiana hoặc bọ bùn (mudbug) tên tiếng Anh của chúng còn là tôm hùm nước ngọt (Red swamp crawfish) hay finger lobster.

Tôm hùm đỏ có ăn được không? Đây là loại thực phẩm có giá trị dịnh dưỡng không cao

Trong tiếng Việt, tên gọi phổ biến của chúng là tôm hùm đất, chúng được gọi là đặt tên như vậy bởi nó có vẻ ngoài giống như con tôm hùm thu nhỏ với 2 chiếc càng lớn, một đặc điểm chỉ có ở loại tôm to.Người Việt ở Mỹ thì gọi chúng là tôm rồng, tôm hùm đất, tôm hùm nước ngọt, ngoài ra ở một số nơi khác tại Việt Nam, vì có cơ thể và bản năng sống khá đặc biệt nên nông dân gọi tên con tôm này khác nhau, có nơi thì gọi là tôm lai cua, nơi lại gọi là cua lai tôm, thậm chí, có người gọi là tôm Trung Quốc, người lại gọi là cua Mỹ, còn có nơi gọi là tôm quái thai, thủy quái tôm lai cua.

P. clarkii thường được tìm thấy trong môi nước ngọt ấm, chẳng hạn như những vùng nước chảy từ chảy sông, đầm lầy, hồ chứa nước, hệ thống tưới tiêu và các ruộng lúa. Nó có thể phát triển một cách nhanh chóng ngay cả trong khi nguồn nước chỉ có theo mùa, có thể chịu đựng tình trạng khô hạn lên đến bốn tháng. P. clarkii phát triển nhanh chóng, và có khả năng đạt trọng lượng vượt quá 50g, và kích cỡ trung bình của chúng từ 5,5–12 cm (2,2-4,7 in)

Tôm hùm đỏ có ăn được không? Loài này có 2 càng rất lớn và ăn tạp

Nó cũng có thể chịu đựng được môi trường nước lợ, điều này được coi là bất thường đối với một con tôm. Ngoài ra, P. clarkii có khả năng sinh lý cao với có khả năng chịu nồng độ oxy hòa tan tương đối thấp. Vòng đời trung bình của Procambarus clarkii là 05 năm. Một số cá thể được biết là đã đạt đến độ tuổi (trong tự nhiên) của hơn sáu năm.

Tôm có tuổi thọ 5-6 năm và chiều dài cơ thể đạt tối đa đến 20 cm, nặng không quá 50g, chỉ nhỏ cỡ 2 ngón tay, bề ngoài loài tôm này nhìn giống như tôm hùm nhưng chỉ to bằng hai ngón tay, đặc biệt có hai càng to như càng cua. Chúng có hai càng to dùng để đào hang đẻ trứng, trú đông, tranh giành thức ăn, đấu tranh sinh tồn.

Thịt và gạch của tôm hùm đất béo và có vị ngọt, vị lạ, khác biệt nhiều với thịt loại tôm, thủy hải, hải sản khác. Khi nấu lên, thịt và gạch của tôm béo và ngọt, tuy không có thớ thịt lớn như các loại tôm khác nhưng thịt tôm hùm đất được cho là có vị bùi, độ đạm cao đặc biệt là phần đầu tôm, nhiều phần vỏ mềm nhai được nên ăn được.

Giống tôm này ít thịt, tỉ lệ thịt chiếm chỉ khoảng 15% trọng lượng của tôm, còn lại là vỏ tính chung thì lượng thịt của nó chỉ chiếm chừng 30% trọng lượng cơ thể, vỏ chúng tuy cứng cáp khi đang sống nhưng khi bị luộc, hấp, nấu, vỏ tôm cứng bao bọc cơ thể chúng bở ra, bẻ nhẹ là vỡ, mà không dai như tôm hoặc cứng như cua biển.

Vì sao tôm hùm đỏ bị cấm nuôi ở Việt Nam 

Theo đó, loài tôm này nguy hiểm nhất đào hang như cua nên có thể gây hại hệ thống kênh mương, gây vỡ và sạt lở bờ đập, ao nuôi cá tra… dày đặc như ở Đồng Tháp.

Vốn có tính ăn tạp, tôm này có khả năng thích nghi tốt với môi trường. Và chúng là món ăn ngon cho các loài khác trong chuỗi thực phẩm nên tôm Crawfish có thể gây tác hại cho tôm bản địa và nhất là vùng tôm nuôi.

Tôm hùm đỏ vì sao bị cấm nuôi bởi nó tiềm ẩn nguy cơ phát tán mầm dịch bệnh

Do đó, tôm Crawfish phát tán có thể mang mầm dịch bệnh nấm tôm Aphanomyces astaci, vi rút gây bệnh đốm trắng cho tôm (WSSV) cũng như một số loài ký sinh trùng. Và dù đây là đối tượng nuôi phổ biến ở Mỹ, Úc và một số quốc gia khác, nhưng tại Việt Nam, sau khi nuôi thử nghiệm, vẫn xem chúng là loài sinh vật ngoại lai nằm trong danh sách cấm nhập khẩu của Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT).

“Sau khi nghiên cứu, chúng tôi đã đưa ra khuyến cáo không phát triển loại tôm này ở nước ta từ nhiều năm nay”, ông cho biết.

Trong khi đó, trên báo Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Văn Công, Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp thừa nhận đó là động vật ngoại lai nguy hại không được phép nuôi.

“Nếu phát hiện cá nhân, tổ chức nào nuôi lén lút, ngoài việc buộc tiêu hủy còn xử lý mạnh tay”, ông Công khẳng định.

PGS.TS Nguyễn Đình Hòe, Trưởng ban Phản biện Xã hội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trườngViệt Nam (VACNE) cũng từng cho rằng loài tôm này vừa phá hại lúa, kênh mương, tiêu diệt tôm bản địa, vừa có thể là nguồn gây bệnh cho các loài sinh vật kể cả người.

Theo tìm hiểu, loại tôm này hiện được nuôi ở hơn 20 quốc gia như Mỹ, Australia, Anh, Thụy Điển, Phần Lan, Na Uy, Pháp, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc…

 Năm 2000, tổng sản lượng tôm hùm nước ngọt thương mại khoảng trên 110.000 tấn trong đó Mỹ chiếm 55%, Trung Quốc 35%, các nước châu Âu 8%, châu Úc 2%…. Mỗi kg tôm này có giá xuất khẩu từ vài USD đến hơn 10 USD.

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]

You may also like

Nhận Thông Báo Khi Có Phản Hồi
Thông báo về
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x